• About
  • FAQ
  • EnglishEnglish
  • Bahasa IndonesiaBahasa Indonesia
  • العربيةالعربية
  • PortuguêsPortuguês
  • 中文 (香港)中文 (香港)
  • தமிழ்தமிழ்
  • 한국어한국어
  • ไทยไทย
exnesswiki.com
QUẢNG CÁO
  • Home
  • Kiến thức forex
    • Thuật ngữ forex
    • Kiến thức căn bản
    • Kiến Thức Nâng Cao
    • Phân Tích Kỹ Thuật
  • Hướng Dẫn
  • Chiến Lược
  • Ký Sự Trader
  • Thị Trường
Không có kết quả
Xem các kết quả
  • Home
  • Kiến thức forex
    • Thuật ngữ forex
    • Kiến thức căn bản
    • Kiến Thức Nâng Cao
    • Phân Tích Kỹ Thuật
  • Hướng Dẫn
  • Chiến Lược
  • Ký Sự Trader
  • Thị Trường
Không có kết quả
Xem các kết quả
exnesswiki.com
Trang Chủ Phân Tích Kỹ Thuật

Indicator là gì? Các chỉ báo kỹ thuật quan trọng nhất 2023

ExnessWiki Đăng bởi ExnessWiki
Tháng Mười 31, 2023
Trong Phân Tích Kỹ Thuật
0
189
Lượt Chia Sẻ
1.5k
Lượt Xem
Share on FacebookShare on Twitter

Bạn sẽ đọc thêm ?

Fibonacci là gì? Ứng dụng dãy Fibonacci trong trade Forex

Tháng Mười Hai 6, 2023
1.5k

Hướng dẫn cách đọc biểu đồ nến Nhật cho người mới bắt đầu

Tháng Mười Hai 5, 2023
1.5k
Vote nếu thấy hay post

Đối với những trader theo trường phái phân tích kỹ thuật, chỉ báo kỹ thuật (indicator) chính là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc xác định xu hướng và tìm kiếm điểm vào lệnh tiềm năng. Vậy cụ thể, indicator là gì? Có những loại chỉ báo kỹ thuật nào? Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về kho tàng chỉ báo hiện nay. 

Indicator là gì?

Contents

  1. Fibonacci là gì? Ứng dụng dãy Fibonacci trong trade Forex
  2. Hướng dẫn cách đọc biểu đồ nến Nhật cho người mới bắt đầu
  3. Indicator là gì?
  4. Phân loại Indicator
    1. Leading Indicator (chỉ báo nhanh)
    2. Lagging Indicator (chỉ báo chậm)
  5. Các chỉ báo quan trọng trong forex
    1. Nhóm chỉ báo xu hướng
    2. Nhóm chỉ báo dao động
    3. Nhóm chỉ báo khối lượng
  6. Một số lưu ý khi giao dịch với chỉ báo kỹ thuật
  7. Kết luận

Indicator là chỉ báo kỹ thuật, là thuật ngữ chỉ tập hợp các công cụ phân tích thường được sử dụng trên các thị trường tài chính. Những chỉ báo này được hình thành dựa trên dữ liệu về lịch sử giá và khối lượng giao dịch của tài sản.

Chỉ báo hiển thị trên biểu đồ dưới nhiều hình thức. Có những lúc bạn sẽ thấy những chỉ báo được chèn trực tiếp vào biểu đồ giá, bám sát hành động giá như Ichimoku, PSAR, … Hay cũng có chỉ báo tách riêng phần biểu đồ bên dưới như MACD, RSI, ADX, OBV….

Dựa vào các chỉ báo, trader có thể dễ dàng xác định hướng đi của hành động giá trên biểu đồ. Qua đó, có thể tìm kiếm được những điểm vào lệnh, thoát lệnh tiềm năng.

Phân loại Indicator

Hiện tại lên tới hàng trăm các loại chỉ báo khác nhau. Mỗi loại sẽ cung cấp tín hiệu khác nhau và có cách sử dụng riêng. Tuy nhiên, dựa trên tín hiệu cung cấp, chúng ta có thể chia thành 2 loại cơ bản đó là chỉ leading indicator (báo nhanh) và lagging indicator (chỉ báo chậm). 

Leading Indicator (chỉ báo nhanh)

Chỉ báo nhanh – leading indicator là loại chỉ báo sẽ cung cấp tín hiệu trước khi hành động giá xảy ra. Đơn giản chỉ dựa trên dữ liệu lịch sử giá, chỉ báo có thể dự báo hướng đi của hành động giá sắp tới.

Nhóm chỉ báo nhanh nổi tiếng không thể không nhắc tới như: CCI, RSI hay Stochastic… Đặc điểm của nhóm chỉ báo này thường di chuyển trong một vùng cố định (ví dụ RSI từ 0 đến 100, CCI từ -100 đến +100). Mục đích quan trọng nhất của nhóm chỉ báo này là xác định các vùng quá mua, quá bán để tìm kiếm các cơ hội giao dịch đảo chiều giá. 

chi bao nhanh

Ví dụ: Khi chỉ báo RSI >80, thì giá của cặp tiền đang ở trong vùng quá mua. Theo luật cung cầu tự nhiên thì giá sẽ có chiều hướng quay đầu giảm, sau khi sức mua đã bị cạn kiệt. Tại đây cũng chính là cơ hội giúp trader thực hiện các lệnh bán tiềm năng. Ngoài ra, các tín hiệu hội tụ/phân kỳ với đường giá cũng là cơ sở quan trọng để trader phân tích và thực hiện các giao dịch đảo chiều chính xác. 

Lagging Indicator (chỉ báo chậm)

Chỉ báo chậm – Lagging Indicator, là nhóm chỉ báo chậm hơn, thường chạy sau hành động giá. Tín hiệu của nhóm chỉ báo này thường có độ trễ và không nhạy với hành động giá bằng nhóm chỉ báo nhanh. 

chi bao cham

Ví dụ như, khi giá đã tăng/giảm một nửa đoạn được rồi thì chỉ báo mới cung cấp tín hiệu vào lệnh. Tuy nhiên, lagging indicator cũng có điểm vượt trội hơn so với với nhóm chỉ báo nhanh đó là tín hiệu và xu hướng có phần bớt nhiễu hơn so với nhóm chỉ báo nhanh. Đồng thời, nhóm chỉ báo chậm này cũng đặc biệt phù hợp với những trader có xu hướng giữ lệnh lâu. 

Một số chỉ báo chậm điển hình như MA, Momentum, Bollinger Band….

Xem thêm: Copy Trade là gì? Lợi ích và rủi ro khi giao dịch Copy Trade

Các chỉ báo quan trọng trong forex

Dựa trên đặc điểm, công dụng chia thành 3 nhóm chính đó là nhóm chỉ báo xu hướng, chỉ báo dao động và chỉ báo khối lượng. Chi tiết về từng nhóm này như sau:

  1. Nhóm chỉ báo xu hướng

Đúng như cái tên, nhóm chỉ báo xu hướng giúp trader xác định xu hướng tăng, giảm hoặc sideways của hành động giá. Những chỉ báo này khá mượt, không bị giới hạn bởi đỉnh/đáy, giúp trader xác định xu hướng dễ dàng. 

nhom chi bao xu huong

Một số chỉ báo điển hình xu hướng như MA, Ichimoku, PSAR, Bollinger Band, ADX….

  • MA là chỉ báo chậm sử dụng giá đóng cửa của những chu kỳ trước đó để tính toán. Điểm đặc biệt của MA đó là làm mượt đường giá. Vì vậy chỉ báo này thường được sử dụng để xác định xu hướng chính đang diễn ra trên thị trường. Có 3 loại MA chính đó là SMA, EMA, WMA. Trong đó SMA, EMA là những đường trung động phổ biến hơn cả, thường được sử dụng nhiều nhất trong việc xác định xu hướng. 
  • PSAR cũng là một chỉ báo giúp trader xác định xu hướng dễ dàng. Khác với MA, chỉ báo này được tính toán dựa trên những mức giá cực trị và hệ số gia tốc, nên công thức có phần phức tạp. Tuy nhiên, cách sử dụng lại vô cùng đơn giản. Nếu những chấm tròn PSAR nằm dưới và cách xa đường giá, thì xu hướng đang diễn ra trên thị trường là uptrend và ngược lại. Ngoài ra, dựa trên sự di chuyển của các chấm tròn, chúng ta còn có thể tìm được những cơ hội vào lệnh vô cùng chính xác.  
  • Bollinger Band là một chỉ báo khá trực quan để trader xác định xu hướng. Nếu dải băng dưới cách xa dải băng trên và hướng lên thì đà tăng đang khá mạnh. Ngược lại, nếu hai dải băng cách xa nhau và cùng hướng xuống thì xu hướng chính đang là downtrend. Bên cạnh đó, dựa trên tín hiệu bóp nghẹt của 2 dải băng, trader còn có thể tìm kiếm điểm thoát lệnh tiềm năng.
  • Ichimoku: Được coi là hệ thống chỉ báo toàn diện nhất, được xây dựng để giúp trader xác định xu hướng, theo dõi biến động giá và được sử dụng như hỗ trợ kháng cự. Dựa vào tín hiệu mà công cụ này cung cấp, trader có thể dễ dàng tìm kiếm giao dịch thuận xu hướng và đảo chiều tiềm năng.
  • Chỉ báo ADX: Được hình thành dựa trên sự biến động trung bình của giá trong một chu kỳ nhất định. Công cụ này sẽ giao động trong vùng từ 0 –  100 và giúp nhà đầu tư xác định xu hướng, tìm điểm vào lệnh, thoát lệnh tiềm năng hơn.
  1. Nhóm chỉ báo dao động

Những chỉ báo này được trader sử dụng để phân tích biến động của tài sản. Thường, nhóm chỉ báo dao động chỉ theo dõi hiệu quả trong một khoảng thời gian ngắn. Dựa vào các tín hiệu đảo chiều và tiếp diễn, trader sẽ tìm kiếm được nhiều cơ hội để giao dịch với các đợt biến động giá cao. Các chỉ báo này thường được sử dụng cho phân tích ngắn hạn, giúp nhà giao dịch tìm kiếm lợi nhuận từ các đợt biến động giá cao. 

chi bao dao dong

Một số chỉ báo đo lường động lượng có thể kể đến là: chỉ báo ATR, CCI, MACD, RSI, Momentum, Stochastic….

  • RSI: Đây là một trong top những công cụ phổ biến mà gần như trader nào cũng có thể biết. Chỉ báo này dao động trong khung từ 0 -100. Dựa vào những vùng quá mua ( RSI> 80) và vùng quá bán (RSI<20), kết hợp với tín hiệu giao cắt và phân kỳ trader có thể thực hiện các giao dịch thuận theo xu hướng và đảo chiều một cách hiệu quả. 
  • MACD, cũng nằm trong top chỉ báo dao động phổ biến trong cộng đồng trader. MACD cũng có thể xác định xu hướng nhưng sức mạnh của chỉ báo này là cung cấp những biến động trong ngắn hạn, nhạy với hành động giá. Vì vậy, các đường dao động giao cắt và phân kỳ của MACD có thể cung cấp tín hiệu chính xác để trader thực hiện giao dịch. 
  • Stochastic (Stoch): Chỉ báo gồm có 2 đường dao động đó là %D, %K được tính toán trên mức giá đóng cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất của những phiên giao dịch trước. Tương tự như RSI, biên độ dao động của Stochastic cũng biến động trong khoảng 0-100 và cũng có các vùng quá mua, quá bán. Vì vậy, về hình thức và công thức tính toán khác nhau nhưng cách sử dụng thì hoàn toàn giống nhau.  
  • Chỉ báo CCI – chỉ số kênh hàng hóa là chỉ báo gồm 1 đường trung bình, dịch chuyển trong bộ dao động từ -100 đến +100. Tương tự như những chỉ báo dao động khác, CCI cũng giúp trader tìm kiếm các điểm vào lệnh và thoát lệnh vô cùng hợp lý. Mặc dù ban đầu CCI được tạo ra để sử dụng cho thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, hiện nay CCI đã trở thành một chỉ báo dao động khá quan trọng trên thị trường Forex. 
  1. Nhóm chỉ báo khối lượng

Bên cạnh nhóm chỉ báo xu hướng và chỉ báo động lượng, thì còn có nhóm chỉ báo khối lượng. Những chỉ báo này cũng được sử dụng để đo lường biến động giá của các cặp tiền. 

Tuy nhiên, điểm khác biệt đó là nhóm chỉ báo này bổ sung thêm yếu tố khối lượng giao dịch trong mỗi phiên, thay vì chỉ sử dụng lịch sử giá. Những chỉ báo này cũng cung cấp tín hiệu để thực hiện các giao dịch với xác suất thành công cao. 

chi bao khoi luong

Một số chỉ báo đo lường biến động có thể kể đến là: Money Flow Index(MFI), On Balance Volume (OBV), Accumulation Distribution (A/D).

  • Chỉ báo OBV là chỉ báo được tính toán từ khối lượng giao dịch. Chỉ báo này có thể giúp trader đo lường được sức mua, bán trên thị trường. Từ đó, có thể biết được phe nào chiếm ưu thế để tìm kiếm các lệnh thuận xu hướng tiềm năng.
  • Chỉ báo MFI là chỉ báo dòng tiền, được dùng để đo lường và ước tính dòng tiền ra vào trong một khoảng thời gian nhất định. MFI được tính toán dựa trên các mức giá cao nhất, thấp nhất, giá đóng cửa và khối lượng trong n phiên giao dịch. Chỉ báo MFI cũng dao động trong khung chuẩn  hóa 0 -100 và cũng tạo thành các vùng quá mua quá bán, phân kỳ tương tự như chỉ báo OBV. 
  • Accumulation Distribution (A/D) – chỉ báo phân phối và tích lũy. AD được tính toán dựa trên sự thay đổi về giá và khối lượng. Dựa vào công cụ này trader có thể xác định được thị trường đang ở trong giai đoạn tích lũy hay phân phối. Từ đó, có thể thực hiện các giao dịch tiềm năng.

Xem thêm: Tổng hợp các phương pháp quản lý vốn Forex hiệu quả nhất

Một số lưu ý khi giao dịch với chỉ báo kỹ thuật

Indicator sẽ giúp nhà đầu tư nâng cao xác suất thành công khi vào lệnh. Nhưng công cụ này cũng không phải là “chén thánh”. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng indicator để việc giao dịch đạt hiệu quả cao. 

  • Khi sử dụng bất kỳ công cụ nào, việc quan trọng nhất là xác định xu hướng. Nếu trader không thể xác định xu hướng mà chỉ dựa vào các tín hiệu Buy/Sell từ các indicator, thì rủi ro thua lỗ rất cao.  
  • Trong kho tàng chỉ báo có tới hàng trăm loại, trader cần hiểu rõ bản chất của từng chỉ báo trước khi chọn lựa để sử dụng. Để hiểu rõ bản chất của mỗi loại chỉ báo, trader cần nhìn kỹ vào công thức cấu tạo nên indicator, ví dụ như chỉ báo được tính bằng mức giá đóng cửa của 14 phiên giao dịch trước đó, mức giá cao nhất và thấp nhất trong 10 phiên giao dịch trước đó…. Việc này giúp trader chọn lọc được các tín hiệu và sử dụng chỉ báo một cách tối ưu, hiệu quả hơn.
  • Xung đột tín hiệu giữa các chỉ báo cũng là một vấn đề trader cần hiểu rõ. Mỗi indicator được cấu tạo từ các công thức khác nhau. Vì vậy, tùy thuộc vào khung thời gian và phương pháp giao dịch mà trader có thể chọn một nhóm những indicator phù hợp.

Kết luận

Bài viết trên chúng tôi đã mang tới một bức tranh tổng quan về hầu hết các chỉ báo có mặt trên thị trường. Chúng tôi hy vọng rằng, thông qua bài viết trader đã có thể phân biệt và lựa chọn được những chỉ báo phù hợp với kế hoạch, cũng như khung thời gian giao dịch của bản thân. Hãy tiếp tục đồng hành cùng exnesswiki.com để tìm hiểu được những kiến thức quan trọng khác về thị trường Forex nhé! Chúc các bạn thành công!

QUẢNG CÁO

Get more stuff like this

Subscribe to our mailing list and get interesting stuff and updates to your email inbox.

We respect your privacy and take protecting it seriously

Chia sẻ76Tweet47
ExnessWiki

ExnessWiki

Là một chuyên gia trong lĩnh vực giao dịch ngoại hối (Forex) với nhiều năm kinh nghiệm, trải qua nhiều sàn forex nổi tiếng và cuối cùng gắn bó với Exness. Anh ấy đã lập ra blog này để giúp đỡ những người muốn bắt đầu đầu tư vào thị trường Forex để kiếm tiền và gia tăng lợi nhuận. ExnessWiki cung cấp kiến thức cơ bản, chiến lược giao dịch hiệu quả và các công cụ hỗ trợ cho người mới bắt đầu, giúp họ dễ dàng tiếp cận và thành công trong lĩnh vực này.

Liên QuanBài đăng

Fibonacci là gì? Ứng dụng dãy Fibonacci trong trade Forex

Đăng bởi ExnessWiki
Tháng Mười Hai 6, 2023
1.5k

Fibonacci là công cụ quan trọng trong phân tích kỹ thuật, được trader sử dụng để xác định các mức...

Hướng dẫn cách đọc biểu đồ nến Nhật cho người mới bắt đầu

Đăng bởi ExnessWiki
Tháng Mười Hai 5, 2023
1.5k

Biết cách đọc biểu đồ nến sẽ giúp nhà đầu tư nắm bắt được xu hướng giá hiện tại và...

RSI là gì? Công thức và cách sử dụng chỉ số RSI hiệu quả

Đăng bởi ExnessWiki
Tháng Mười Một 29, 2023
1.5k

RSI là một trong những chỉ báo quan trọng mà bất cứ trader nào cũng phải sử dụng đến khi...

Lý thuyết Dow là gì? Nguyên lý & Ứng dụng của lý thuyết Dow

Đăng bởi ExnessWiki
Tháng Mười Một 29, 2023
1.5k

Khi tham gia thị trường tài chính, ít nhiều bạn đã từng nghe qua về lý thuyết Dow. Đây là...

Sóng Elliott là gì? Ứng dụng của lý thuyết sóng Elliott

Đăng bởi ExnessWiki
Tháng Mười Một 28, 2023
1.5k

Sóng Elliott được coi là nền tảng của phương pháp phân tích kỹ thuật. Dựa vào lý thuyết sóng Elliott,...

Xem thêm
  • Trending
  • Bình Luận
  • Mới nhất

Những Thuật Ngữ Nào Cần Phải Biết Khi Giao Dịch Forex?

Tháng Chín 18, 2023

Exness là gì? Đánh giá & Review sàn Exness chi tiết nhất

Tháng Mười Hai 5, 2023

Trader Có Thể Phải Chịu Những Phí Nào Khi Giao Dịch Forex?

Tháng Chín 15, 2023

MetaTrader 4 (MT4) là gì? Hướng dẫn tải và sử dụng MT4

Tháng Chín 2, 2023

Lệnh thị trường trong giao dịch Forex: Lệnh BUY/SELL

Hedging là gì? Chiến lược phòng ngừa rủi ro trong Forex

Hướng dẫn cách đọc biểu đồ nến Nhật cho người mới bắt đầu

Tổng hợp các kinh nghiệm đầu tư Forex hiệu quả nhất 2023

Các loại tài khoản Exness? Nên chọn tài khoản Exness nào?

Tháng Mười Hai 9, 2023

Swing trading là gì? Swing trader phù hợp với những ai?

Tháng Mười Hai 9, 2023

Position Trading là gì? Chiến lược Position Trading hiệu quả

Tháng Mười Hai 8, 2023

Copy Trade là gì? Lợi ích và rủi ro khi giao dịch Copy Trade

Tháng Mười Hai 8, 2023
logo-exnesswiki-mobile

Wikipedia for Trader on Exness Platform

DMCA.com Protection Status

ABOUT US

Since then we have continuously created the new and improved the old, so that your trading on the platform is seamless and lucrative. And that’s just the beginning. We don’t just give traders a chance to earn, but we also teach them how. Our team has world-class analysts. They develop original trading strategies and teach traders how to use them intelligently in open webinars, and they consult one-on-one with traders. Education is conducted in all the languages that our traders speak.

Contact: contact@exnesswiki.com

How to trade blog General Risk Notification: trading involves high-risk investment. Do not invest funds that you are not prepared to lose. Before you start, we advise that you become familiar with the rules and conditions of trading outlined on our site. Any examples, tips, strategies and instructions on the site do not constitute trading recommendations and are not legally binding. Traders make their decisions independently and this company does not assume responsibility for them. The service contract is concluded in the territory of the sovereign state of Saint Vincent and the Grenadines. The services of the company are provided in the territory of the sovereign state of Saint Vincent and the Grenadines.

  • About
  • FAQ
  • Contact Us
  • Privacy Policy
  • Terms and Conditions

© ExnessWiki 2023 | This resource is created by fans of the platform. Not Exness

Không có kết quả
Xem các kết quả
  • About us – Exness Wiki
  • Contact Us
  • FAQ
  • Home 1
  • Home 2
  • Home 3
  • Partner Directory
  • Privacy Policy
  • TERMS AND CONDITIONS
  • EnglishEnglish
  • Bahasa IndonesiaBahasa Indonesia
  • العربيةالعربية
  • PortuguêsPortuguês
  • 中文 (香港)中文 (香港)
  • தமிழ்தமிழ்
  • 한국어한국어
  • ไทยไทย

© 2023 exnesswiki by QuyNhon Media.

Bí Mật Kiếm 100$/tháng
trong tầm tay

Để lại email của bạn để nhận bí mật

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Something went wrong.

Đây không phải là cách làm giàu, chỉ đơn giản là cách kiếm tiền